Tổng Chi Phí Du Học Canada 2021 2022 Là Bao Nhiêu
11 Tháng Mười Một, 2021
Thời Gian Xin Visa Canada Mất Bao Lâu
13 Tháng Mười Một, 2021

Tỉ Lệ Đậu Visa Du Học Canada Là Bao Nhiêu

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Cap Education – Tổ chức đào tạo Tiếng Pháp, tư vấn Du Học Pháp, tư vấn du Học Canadatư vấn định cư Canada uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như: 

Tiếng pháp online
Tự học tiếng pháp cơ bản
Giao tiếp tiếng pháp cơ bản
Củng cố ngữ pháp tiếng Pháp
Luyện phát âm tiếng Pháp, chuẩn bản xứ

Trong những ngày gần đây, cộng đồng du học sinh Việt Nam và các bậc phụ huynh đang khá hoang mang trước thông tin tỉ lệ trượt visa du học Canada của nước ta đang ở trong ngưỡng cao.
Đậu visa du học Canada thật ra không khó nếu bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện và chuẩn bị hồ sơ xin visa thật kỹ lưỡng.
Mời các bạn cùng CAP tìm hiểu về thực trạng và những lý do khiến cho tỉ lệ đậu visa du học Canada thấp, nhằm giúp cho các bạn du học sinh có thể chuẩn bị tốt hồ sơ của mình hơn cho kế hoạch du học Canada của minh.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. THỰC TRẠNG
Gần đây, Cơ quan Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) đã đưa ra danh sách 25 quốc gia có tỉ lệ từ chối visa du học Canada cao nhất trong 5 tháng đầu năm 2019, trong đó Việt Nam đứng ở vị trí số 11 với tỉ lệ trượt visa đứng ở con số 55%.
Top 25 quốc gia có tỉ lệ trượt visa du học Canada cao nhất trong 5 tháng đầu năm 2019

Tỉ Lệ Đậu Visa Du Học Canada

Thực sự đây là một con số rất đáng báo động vì như vậy tức là cứ 10 người apply xin visa du học Canada thì có đến 5, 6 người bị đánh trượt.
Thực ra đây cũng không phải là tình trạng của riêng Việt Nam mà ngay cả một số nước khác trên thế giới cũng có tỉ lệ thê thảm không kém. Trung bình như ở các quốc gia thuộc khu vực Châu Phi, tỉ lệ đã lên tới 75%, tương đương với việc cứ 4 ứng viên apply từ khu vực này thì có tới 3 bạn bị từ chối.
Tỉ lệ chấp nhận và từ chối thay đổi và có sự khác biệt đáng kể, phụ thuộc vào việc ứng viên đang nộp hồ sơ từ quốc gia nào và đang mong muốn sang Canada học cấp bậc, chương trình nào.
Ví dụ:
Chỉ có khoảng 4% hồ sơ visa từ Nhật Bản và Hàn Quốc bị từ chối trong năm nay trong khi tỉ lệ này ở Nigeria là 81% và Algeria là 86%.
Tuy nhiên du học sinh từ Hàn Quốc và Nhật Bản thường apply xin study permit để theo học các chương trình dạy tiếng ESL (English as second language program). Tỉ lệ từ chối visa sang học các chương trình dạy tiếng thường thấp hơn các chương trình chuyên ngành của Đại học, Cao đẳng.
2. NHỮNG LÝ DO RỚT VISA MÀ BẠN CÓ THỂ PHÒNG TRÁNH ĐƯỢC
2.1. Kế hoạch học tập không logic
Study Plan vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định tới sự “sống còn” của một hồ sơ xin visa. Kể cả một ứng viên “lớn tuổi”, đang đi làm, nhưng nếu biết cách giải trình tốt, vẫn có cơ hội xin được visa du học.
Study Plan cần bao quát được cả quá trình học tập của bạn từ trước đến giờ. Kết quả học tập phải tốt, đều đặn và ổn định. Nếu có năm trống hay thời gian ngắt quãng (đi làm hay dừng học để làm hồ sơ,…) thì cần giải thích được trong khoảng thời gian này bạn đi học Tiếng Anh, rèn luyện kĩ năng, chuẩn bị hồ sơ,…
Các ứng viên hơi lớn tuổi một chút thì cần phải có khả năng tiếng, công việc bạn đang làm có liên quan đến ngành học bạn chọn hay không, bạn làm việc trong bao lâu, tại sao đang đi làm lại muốn đi học,… Chỉ khi bạn trả lời tốt những câu hỏi này thì mới có cơ đỗ visa du học.
2.2.  Tài chính không cung cấp đủ bằng chứng, không đủ khả năng
Hiện nay như các bạn đã biết, visa du học có hai con đường chính, đó là hồ sơ chứng minh tài chính theo dạng truyền thống và hồ sơ xin visa du học SDS.
Thường thì SDS vẫn thường được biết tới là diện visa du học không cần chứng minh tài chính. Tuy nhiên, gần đây có những bạn nộp hồ sơ SDS, không bỏ các giấy tờ chứng minh tài chính vào hồ sơ xét duyệt thì lại bị Đại sứ quán đánh rớt vì lí do tài chính.
Chính vì vậy, dù ít dù nhiều, các bạn dù đi theo diện visa truyền thống hay visa SDS cũng nên đẩy thêm giấy tờ chứng minh khả năng tài chính vào hồ sơ để nâng cao khả năng đỗ visa. Tài sản của bạn hay thu nhập của người tài trợ (bố mẹ,…) càng lớn càng bền vững thì càng tốt.
2.3. Làm giả giấy tờ
Khoảng thời gian thuận lợi nhất đối với du học sinh Việt Nam trong quá khứ là khoảng thời gian bắt đầu áp dụng CES và SDS trong giai đoạn những năm từ 2016 đến 2018, nhưng trong 5 tháng đầu năm 2019 đã trở nên khó khăn hơn. Mà một trong những nguyên nhân đầu tiên và trước nhất phải nhắc đến đó chính là việc hồ sơ giả từ Việt Nam quá nhiều.
Điểm không đẹp bạn làm giả học bạ. Điều kiện tài chính khiêm tốn, nhưng lại muốn chứng minh thật nhiều để nâng cao khả năng đỗ visa, chỉ cần làm giả hồ sơ.
Nhưng cũng chính vì những hành động như thế nào mà hiện nay Đại sứ quán Canada thường giữ và xét duyệt các hồ sơ rất lâu, 6 tuần đến 6 tháng.
Có thể một số bạn không biết nhưng nhân viên visa của Đại sứ quán để đi xác minh từng loại giấy tờ các bạn nộp trong bộ hồ sơ thông qua chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan. Các bạn có giấy tờ nhà đất ở đâu? Sổ tiết kiệm như thế nào? Giấy tờ xe có thật hay không?
Tuy xét duyệt visa du học Canada không bắt buộc phải phỏng vấn, nhưng vẫn có một số trường hợp nhân viên visa của Đại sứ quán sẽ muốn gặp mặt trực tiếp hoặc họ sẽ gọi phỏng vấn ứng viên qua điện thoại. Những trường hợp này không có nghĩa là hồ sơ của bạn có vấn đề mà thực ra là chuyện hết sức bình thường.
Nhưng trong khoảng thời gian gần đây, Đại sứ quán thay vì liên lạc với bạn sẽ liên lạc trực tiếp đến cơ quan và các đơn vị chức năng nhằm xác minh giấy tờ hồ sơ của ứng viên. Và trong cả bộ hồ sơ chỉ cần có 1 giấy tờ không chính xác thì các bạn sẽ bị khép vào tội gian dối.
Chính vì vậy, giấy tờ các bạn cung cấp cần phải có độ xác thực cao.
2.4. Không nắm rõ quy trình xin visa du học Canada, thiếu sót giấy tờ
Đây là lỗi thường gặp nhất trong những trường hợp rớt visa du học Canada: Không nắm rõ những yêu cầu và thủ tục làm hồ sơ dẫn đến hồ sơ không đầy đủ, hoặc sắp xếp không khoa học, khó đối chiếu. Hãy tham khảo thật kỹ và tìm đơn vị uy tín, nhiều kinh nghiệm để giúp bạn chuẩn bị hồ sơ Canada thật đầy đủ, thuyết phục và khoa họcTư vấn cách sắp xếp hồ sơ sao cho dễ hiểu và khoa học
2.5. Không tin tưởng ứng viên sẽ quay về Việt Nam sau khi tốt nghiệp
Các nhân viên visa có thể từ chối cấp study permit vì họ không cảm thấy thuyết phục trước việc bạn sẽ quay trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp. Đành rằng phần lớn các bạn sang Canada du học đều nuôi giấc mơ được ở lại đây định cư và làm việc sau khi ra trường.
Tuy nhiên, các bạn nên nhớ, các bạn đang xin visa du học, không phải visa làm việc nên mục đích duy nhất của bạn khi sang Canada lúc này là “học” và “học cho thật tốt”. Sau này, Chính phủ Canada cũng không cấm các bạn sau khi hoàn thành chương trình học, apply để thay đổi tình trạng cư trú, từ “du học sinh” sang “người lao động”.
Nhưng lúc này, trong study plan, các bạn cần thể hiện được mối ràng buộc giữa Việt Nam và các bạn (gia đình, con cái, triển vọng công việc, cống hiến quốc gia,…). Nếu không thuyết phục được Đại sứ quán, mọi người có thể bị đánh trượt visa du học Canada.
Thông qua những thông tin trên, các bạn có thể chuẩn bị trước thật tốt để gia tăng tỉ lệ đậu visa du học Canada và bước tiếp trên con đường thực hiện ước mơ xây dựng tương lai.
Trên đây là những chia sẻ của CAP về thông tin tỉ lệ đậu visa du học Canada, hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn định hướng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *